Môi trường

Quy trình thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực môi trường

Câu hỏi

Trong năm 2020 Thanh tra Bộ gắn kết chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí trong việc phát hiện các công ty/doanh nghiệp trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Qua thanh tra, kiểm tra đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 6 tổ chức có vi phạm với các hình thức tước quyền sử dụng 2 giấy phép khai thác khoáng sản trong thời hạn 6 tháng; xử phạt 5 tổ chức với số tiền trên 1,3 tỷ đồng. Công ty chúng tôi là một trong những doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính đó. Trong Qúa trình thanh tra của Đoàn Thanh tra, tôi thấy có nhiều điểm không đúng với quy định của pháp luật. Xin cho hỏi Quy trình thanh tra được thực hiện như thế nào? Khi phát hiện việc thanh tra chuyên ngành của Đoàn thanh tra trong lĩnh vực môi trường không đúng với quy trình được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, Luật sư và chuyên gia của Công ty luật TNHH Seal Law trả lời như sau:

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Quy trình thanh tra tại công ty/doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Theo quy định từ Điều 51 đến Điều 56 tại Mục 3 Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Luật Thanh tra 2010 có thể khái quát quy trình thanh tra được thực hiện qua các bước sau:

Thứ nhất, chuẩn bị thanh tra

  • Bước 1: Khảo sát nắm bắt tình hình để quyết định thanh tra

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 07/2012/NĐ-CP Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành quy định:

Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu, chứng cứ; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công.”

Do đó trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra). Theo quy định khoản 2 Điều 51 Luật Thanh tra 2010 người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau:

  1. a) Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra;
  2. b) Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra;
  3. c) Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Thời gian khảo sát, nắm tình hình do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.

  • Bước 2: Ra quyết định thanh tra

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 07/2012/NĐ-CP căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thanh tra 2010, nội dung quyết định thanh tra  gồm các nội dung sau:

  1. a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
  2. b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
  3. c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
  4. d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra;
  5. e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra.

Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định của pháp luật. Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; Trong trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự. Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra. Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 22 Nghị định 07/2012/NĐ-CP:

“1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

  1. Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
  2. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.”
  • Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
  • Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
  • Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
  • Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Thứ hai, tiến hành thanh tra tại công ty doanh nghiệp vi phạm

Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 25 Nghị định 07/2012/NĐ-CP việc tiến hành thanh tra được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Công bố quyết định thanh tra
  • Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
  • Bước 3:  Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
  • Bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra
  • Bước 6: Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
  • Bước 7: Gia hạn thời gian thanh tra
  • Bước 8: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
  • Bước 9: Nhật ký Đoàn thanh tra
  • Bước 10: Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Thứ ba, kết thúc quá trình thanh tra

Theo quy định từ Điều 26 đến Điều 28 Nghị định 07/2012/NĐ-CP kết thúc quá trình thanh tra được thực hiện trình tự như sau:

  • Bước 1: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
  • Bước 2: Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra
  • Bước 3: Xem xét báo cáo kết quả thanh tra
  • Bước 4: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra
  • Bước 5: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
  • Bước 6: Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra
  • Bước 7: Giao trả hồ sơ, tài liệu
  • Bước 8: Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
  • Bước 9: Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra

Thứ tư, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan để có biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;

  1. b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
  2. c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
  3. d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

  1. e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
  2. g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
  3. h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.”

Sau khi xác định được các hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, Đoàn thanh tra lập Báo cáo trình lên người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt đối với đơn vị bị thanh tra có hành vi vi phạm.

Khi phát hiện việc thanh tra chuyên ngành của Đoàn thanh tra trong lĩnh vực môi trường không đúng với quy trình được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra như sau:

“1. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

  1. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
  2. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý, Thủ trưởng cơ quan thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”

TIN ĐƯỢC KHÔNG?
CÓ CẢ MỘT CÔNG TY LUẬT LÀM TRỢ LÝ CHO BẠN!
HÃY LIÊN HỆ NGAY:
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ: 1900636389
Email: contact@seallaw.com.vn